Tìm hiểu loài Voọc Cát Bà


Voọc Cát Bà

Tour du lịch biển cát bà sẽ  đưa bạn đến khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hài hòa, bãi biển đẹp lãng mạn và hòa vào những khu rừng nhiệt đới đầy bí ẩn và cùng khám phá loài Voọc Cát Bà- một động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Voọc Cát Bà còn được gọi  là voọc đầu vàng, voọc thân đen đầu vàng Cát Bà  là loài động vật có vú thuộc bộ linh trưởng, phân bộ Haplorrhini, siêu họ Cercopithecoidea, họ Cercopithecidae, phân họ Colobinae, chi Trachypithecus, nhóm francoisi, là họ hàng gần với voọc đầu trắng ở Trung Quốc.

Voọc Cát Bà
Voọc Cát Bà

Có hai phân loài của voọc đầu trắng là poliocephalus và leucocephalus. Phân loài đầu tiên có lông trên đầu màu trắng và vàng, là voọc Cát Bà, phân loài sau là voọc có lông đầu màu trắng thuần túy, sinh sống ở Trung Quốc. Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất quý hiếm, chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km² và có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ đây là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á. Chuyến du lịch Cát Bà 2 ngày giá rẻ đưa bạn đến tìm hiểu và chiêm ngưỡng loài động vật quý hiếm này và xem khám phá tập tính cách sống của chúng.

Một số tài liệu vẫn gọi là voọc đầu trắng vì trước đây người ta chỉ biết loài voọc đầu trắng nói chung là Trachypithecus poliocephalus, sau này khi phát hiện ra voọc Cát Bà là phân loài của loài này, có nhiều đặc điểm và tập tính không hoàn toàn giống với voọc đầu trắng Trung Quốc, và mới tách ra làm hai phân loài là poliocephalus và leucocephalus. Voọc đầu trắng cũng là một trong những loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. Giống như mọi thành viên của nhóm loài Trachypithecus francoisi, phân loài này có tập tính sinh sống tập chung thành bày đàn, chúng kiếm ăn vào ban ngày trong các khu rừng núi đá vôi tại khu du lịch cát bà hải phòng

Voọc Cát Bà- động vật quý hiếm và được bảo tồn
Voọc Cát Bà- động vật quý hiếm và được bảo tồn

Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe dọa lớn nhất là: nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà.