Những lễ hội mùa xuân không thể bỏ qua ở Sapa


Lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày

Sapa vùng đất trong sương, nổi tiếng với rất nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số sinh sống ở đây. Du lịch Sapa, du khách có thể tìm hiểu rất nhiều phong tục tập quán của người dân nơi đây. Đặc biệt hơn, có thể tìm hiểu và hòa mình trong những lễ hội đặc sắc. Mỗi một lễ hội là một nét văn hóa của một dân tộc. Điều này, khó có thể tìm thấy ở bất kì tỉnh thành miền xuôi.

Mùa xuân – mùa của vạn vật sinh sôi, nảy nở. Mùa xuân đến như đánh thức đất trời bừng tỉnh sau một giấc ngủ đông dài. Cũng chính vì vậy, mùa xuân nổi tiếng với rất nhiều lễ hội.

Lễ hội xuống đồng tại Sapa

Lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày
Lễ hội xuống đồng của người dân tộc Tày

Lễ hội này là lễ hội đặc trưng của cộng đồng người dân tộc Tày, Dao tại xã Bản Hồ. Lễ hội thường được diễn ra vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội xuống đồng như là mong ước, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cây cối sinh sôi, nảy nở của đồng bào dân tộc nơi đây. Đến với lễ hội, du khách sẽ được xem màn rước đất, rước nước cùng với các nghi lễ. Kết thúc phần lễ sẽ đến phần hội. Đây là phần được nhiều du khách mong chờ nhất. Du khách có thể lắng nghe những điệu nhạc, cùng tham gia vào các điệu xòe của các cô gái người dân tộc. Bên cạnh những tiết mục văn nghệ là các trò chơi dân gian đặc sắc. Chơi ném còn có lẽ là trò chơi đặc sắc nhất, hai đôi nam thanh nữ tú sẽ ném quả còn đầu tiên như khai mạc trò chơi, sau đó tất cả mọi người cùng được tham gia. Yêu cầu của trò chơi phải ném quả còn qua vòng. Tiếp theo, du khách có thể mình vào dòng người cổ vũ cho các trò chơi như: như đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ.

Đặc sắc lễ hội Roóng Poọc của người dân tộc Giáy ở Tả Van

Lễ hội Roóng Poóc của người dân tộc Giáy
Lễ hội Roóng Poọc của người dân tộc Giáy

Hàng năm, cứ vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, lễ hội được bắt đầu tổ chức. Cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống của dân làng được bình yên. Lễ hội này, đã được Nhà nước công nhận là một trong 8 di sản phi vật thể quốc gia. Lễ hội có sự tham gia của rất nhiều khách du lịch, cũng như rất nhiều dân tộc khác nhau, từ các bản đồ về bên dòng suối Mường hoa. Cây nêu trong lễ cúng của người dân tộc Giáy là cây mai to. Cũng giống như các lễ khác, lễ  hội Roóng Poọc cũng sẽ có thầy cúng, người sẽ kết nối tới thần bản, đem những ước vọng của đồng bào đến với thần bản. Kết thúc phần lễ, các cụ cao tuổi trong bản sẽ dựng cây nêu để khai hội mùa xuân. Tại đây du khách có thể tham gia rất nhiều trò chơi: ném còn, bịt mắt bắt dê, kéo co, cổ vũ thi cày ruộng của các thanh niên trong bản, đi thăng bằng, đi cà kheo qua suối. Đặc biệt hơn là thưởng thức các món đặc sản của vùng.