Du Lịch Cát Bà: Di chỉ Cái Bèo


Đến với tour du lịch cát bà, bạn sẽ được giới thiệu tới di chỉ Cái Bèo, đi bằng đường bộ khoảng 2km là tới. Di chỉ Cái Bèo được phát hiện vào năm 1938,  trong lần tiến hành thám sát khảo cổ học ven biển ở khu vực liên quan thuộc vùng vịnh Hạ Long ngày nay.

Di chỉ Cái Bèo, đảo Cát Bà
Di chỉ Cái Bèo, đảo Cát Bà

Di chỉ Cái Bèo- một trong những dấu vết người cổ ở Cát Bà, nơi đây đã khai quật được hơn 479 công vụ khác nhau như chày, bàn nghiền, bàn mài, hòn kê, rìu bôn, đục, chì, lưới…làm bằng đá cuội. Đồ gốm thô cứng làm từ đất sét và cát hạt khô, bếp, di cốt người ( được xem là nhóm Oxtralo – Melanedian); ngoài ra còn phát hiện ra các xương răng động vật, xương thú ( lợn  rừng, nai, dê núi). Tất cả đều là những hiện vật quý có giá trị lịch sử.

Những hiện vật quý giá có giá trị lịch sử được tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo
Những hiện vật quý giá có giá trị lịch sử được tìm thấy ở di chỉ Cái Bèo

Theo các nhà khảo cổ học thì di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, bởi phân tích rõ ra là cư dân Cái Bèo cùng với thời gian và xu hướng chuyển cư của người Hòa Bình – Bắc Sơn từ vùng núi xuống biển. Sau đợt biển tiến Haloxen Trung làm nảy sinh các hoạt động kinh tế riêng biệt của từng vùng. Riêng cư dân đảo Cát Bà, trong đó có người cổ Cái Bèo làm nghề đánh cá là chủ yếu.

Vào tháng 12 năm 2008, tiến hành cuộc khai quật mới nhất, do phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Khắc Sử tiến hành, đã tìm thấy nồi gốm ở độ sâu 2.6m có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000 năm – 7.500 năm. Từ kết quả này đã cho thấy Cái Bèo là di chỉ có niên đại trước cả nền văn hoá Hạ Long. Và đến tháng 2 năm 2009 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã xếp hạng cấp Quốc Gia cho di chỉ Cái Bèo.