Những dấu vết người cổ ở Cát Bà


Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải đã từng là nơi trú ngụ của con người kể từ thời kỳ nó còn gắn liền với lục địa. Sự có mặt của các di chỉ ngoài trời trên đảo Cát Bà đã chứng tỏ điều đó.

Hiện Cát Bà có 77 địa điểm khảo cổ đã được phát hiện và khảo sát, trong đó có các di chỉ nổi tiếng như di chỉ Cái Bèo thuộc thị trấn Cát Bà, di chỉ Bãi Bến, di chỉ Cát Đồn…Ngoài ra, còn nhiều di chỉ có giá trị khác như: Tùng GôI, Miếu GôI, Làng Cũ thành nhà Mạc, Ao Cối, Đồng Công, Giếng NháI, các hang Chuồng Dê, Chuồng Bò, Hang Dơi, áng Mả, Eo Bùa, Tùng Bồ…Dưới đây là một số di chỉ tiêu biểu đưa du khách về thăm du lịch đảo Cát Bà

Di chỉ Cái Bèo thị trấn Cát Bà (Đảo Cát Bà)

Đến đảo ngọc Cát Bà, du khách sẽ được giới thiệu tới di chỉ Cái Bèo, đi bằng đường bộ khoảng 2km là tới. Di chỉ Cái Bèo phát hiện vào năm 1938 trong lần tiến hành thám sát khảo cổ học ven biển khu vực liên quan thuộc vùng vịnh Hạ Long ngày nay.

Di chỉ Cái Bèo khai quật được hơn 479 công vụ như chày, bàn nghiền, bàn mài, hòn kê, rìu bôn, đục, chì lưới… bằng đá cuội. Đồ gốm thô cứng làm từ đất sét và cát hạt khô, bếp, di cốt người ( được xem là nhóm Oxtralo – Melanedian); các xương răng động vật, xương thú ( lợn  rừng, nai, dê núi). Đây là những hiện vật quý có giá trị lịch sử.

Xem thêm:

 

Theo các nhà khảo cổ học thì di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, bởi phân tích rõ ra là cư dân Cái Bèo cùng với thời gian và xu hướng chuyển cư của người Hoà Bình – Bắc Sơn từ vùng núi xuống biển. Sau đợt biển tiến Haloxen Trung làm nảy sinh các hoạt động kinh tế riêng biệt của từng vùng. Riêng cư dân đảo Cát Bà, trong đó có người cổ Cái Bèo làm nghề đánh cá là chủ yếu.

Qua kết quả của đợt khai quật gần đây nhất vào tháng 12 năm 2008 do phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Khắc Sử tiến hành, đã tìm thấy nồi gốm ở độ sâu 2.6m có niên đại cách ngày nay khoảng 7.000 năm – 7.500 năm. Từ kết quả trên cho thấy Cái Bèo là di chỉ có niên đại trước cả nền văn hoá Hạ Long. Tháng 2 năm 2009 Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã xếp hạng cấp Quốc Gia cho di chỉ Cái Bèo.

Di Chỉ Bãi Bến Xã Hiền Hào ( Đảo Cát Bà)

Đến Cát Bà, du khách còn tìm hiểu và khám phá thêm ở xã Hiền Hào, nơi có di chỉ Bãi Bến, nằm trên trục đường xuyên đảo ven biển, cách thị trấn Cát Bà 11km. Di chỉ Bãi Biển được khám phá phát hiện theo thám sát của Viện Khảo cổ học Việt Nam trong tiến trình đi tìm hiểu nền văn hoá biển và hải đảo năm 1976.

Có thể bạn quan tâm: Nhớ mãi lần bác về thăm làng cá du lịch cát bà

Dấu vết người xưa ở khu du lịch Cát Bà
Dấu vết người xưa ở khu du lịch Cát Bà

Địa hình di chỉ Bãi Bến nằm trên cồn cát nổi, độ cao trung bình 6-9m so với mặt nước, gần sát chân núi đá vôi, địa tầng văn hoá dày 30 -90cm, cách bờ biển Bãi Biển gần 400m…

Qua 3 lần khai quật chưa kể hiện vật sàng lọc có trên 500 hiện vật điển hình là đồ đá và đồ gốm. Đồ đá như: Rìu đá, mảnh tước, bàn mài, hòn kê, hòn ghè, chày, đặc biệt xuất hiện rất nhiều mũi khoan đá, ngoài ra còn đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai… Tất cả những hiện vật này được làm rất công phu; Hiện vật đồ gốm chủ yếu là gốm xốp mỏng, xuất hiện vật có miệng loe, hình chum, hoa văn đơn giản.

Cũng theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học thì biết được cư dân Bãi Bến xã Hiền Hào (Bến Làng) có niên đại trên 2.400 năm thuộc giai đoạn muộn hậu kỳ đồ đá cũ, đã có dấu hiệu của sự tụ cư ổn định, biết tìm địa thế thuận lợi gần hang động, nguồn nước ngọt, biết săn bắn hái lượm, bắt sò điệp và tìm ra lửa và chế tác vật dụng đồ đá, đồ gốm.

Như vậy di chỉ Bãi Bến ở xã Hiền Hào là một trong những điểm di chỉ ở đảo Cát Bà cần được bảo tồn, khai quật để trưng bày.

Di chỉ Cát Đồn xã Xuân Đám (Đảo Cát Bà)

Trên trục đường bộ từ trị trấn Cát Hải và thị trấn Cát Bà, du khách có thể dùng chân thăm Di chỉ bãi Cát Đồn xã Xuân Đám đây là một trong số những địa chỉ di chỉ khảo cổ nổi bật ở khu du lịch cát bà. Địa điểm di chỉ nằm trong diện tích đất Đồn thành nhà Mạc, trên gò đất lớn cách bãi cát bờ biển 100m. Năm 2003 được khai quật và đã thu được số lượng rất lớn cac hiện vật bằng đá gốm, chưa kể sàng lọc trên 700 hiện vật. ở đó các hiện vật đều không giống với hiện vật di chỉ của Cái Bèo (thị trấn Cát Bà) hay Bãi Bến (xã Hiền Hào). Qua nghiên cứu thì niên đại các công cụ này vào khoảng 2.500 đến 2.700 năm.

Các hiện vật thuộc đồ đá là bàn mài rãnh, bàn mài nhẵn, hòn kê, hòn ghè, đặc biệt là rìu bôn có vai nấc.

Các hiện vật thuộc đồ gốm là xốp mỏng, hoa văn đơn giản. Gốm dày, miệng loe, hoa văn thừng.

Ngoài ra, còn tìm thấy một số mảnh xương, răng thú, vỏ sò điệp. Hiện các hiện vật được lưu trữ tại Bảo tàng Hải Phòng và Viện Khảo cổ học Việt Nam.

Qua bước đầu cuộc khai quật di chỉ Bãi Cát Đồn ở du lịch cát bà, chúng ta phải bảo vệ và phát huy giá trị khoa học về sự hình thành tồn tại và phát triển của cư dân vùng biển Đông Bắc Việt Nam, đặc biệt là khu vực biển đảo Cát Bà – Cát Hải.